Ngốc
Sưu tầm
Cô giáo hỏi các học sinh trong lớp là em nào nghĩ mình ngốc thì hãy đứng dậy
Chỉ có 1 mình cậu học sinh đứng dây.
Cô giáo ngạc nhiên hỏi: "Có thật là em nghĩ mình ngốc không?"
"Dạ không! Nhưng em không muốn cô đứng 1 mình"
Cô giáo: @@ !!!
Bất thường
Sưu tầm
Cô giáo dậy về môn văn vật giảng về sự sinh sản. Về bài làm ở nhà, cô giáo đề nghị học trò về nhà tự tìm tòi về sự sinh sản.
Chú học sinh về hỏi mẹ:
"Mẹ ơi! Con ra đời làm sao hả mẹ ?"
Bà mẹ không muốn giải thích cho cậu bé rõ ràng. Bà chợt nhớ đến nhà hàng xóm mỗi lần có thêm em bé là họ dựng một cái bảng hình con cò ngậm một cái bịch trong có con cò con, nên trả lời:
"Một con cò đã mang con đến cho bố mẹ"
Cậu bé vẫn chưa thoả mãn hỏi tiếp:
"Vậy bố mẹ được sinh ra làm sao ?"
"Cũng vậy thôi con ạ. Một con cò đã mang đến cho ông bà nội ngoại "
"Thế ông bà ra đời làm sao?"
Bà mẹ hết cả kiên nhẫn bèn gắt lên:
"Cũng do một con cò thôi!"
Cậu bé cặm cụi viết bài tưởng trình với mở đầu như sau:
"Em sinh ra trong một gia đình không bình thường. Ông tổ em là cò mà lại toàn sinh ra người".
Tin vui
Sưu tầm
Đến giờ Địa lý, thầy giáo trẻ vào lớp.
- Có 2 tin, 1 tin vui, 1 tin chưa hẳn đã vui, các trò thích nghe tin nào trước.
- Dạ, tin vui - Cả lớp nhao nhao.
- Thế tin vui trước nhá, hôm nay sinh nhật người yêu thầy nên miễn kiểm tra bài cũ.
Học trò mặt tươi rói :
- Hoan hô thầy!
- Tin tiếp theo, tất cả lấy giấy ra làm kiểm tra 15'.
Học trò :(
Thu bài xong, thầy bảo:
- Nào, lấy sách vở ra học bài "Béo phì".
Một trò đứng lên thưa:
- Dạ, thầy ơi nhầm rồi ạ!
Thầy giáo mặt nghiêm nghị:
- Nhầm là nhầm thế nào? Trò cho tôi biết, béo phì ở con người là hiện tượng ra sao?
Học trò lúng túng:
- Thưa thầy, hiện tượng thừa cân ạ!
Thầy:
- Đúng, thừa cân hay nói cách khác là dư cân.
- Tiết này, chúng ta cùng tìm hiểu bài mới: DÂN CƯ ><)
Mặt lồi, mặt lõm
Sưu tầm
Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi: "Em hãy cho biết thế nào là mặt lồi, thế nào là mặt lõm?"
Trong khi cả lớp đang tập trung suy nghĩ, thì có một học sinh đứng dậy trả lời:
- Thưa thầy, mặt lồi là do khi mặt bị mọc mụn nên nó lồi ra, còn mặt lõm là sau khi hút mụn xong, mặt có những chỗ lõm ạ!
- !!!!!
Thầy nhầm tai hại
Sưu tầm
Đó là ngày làm việc đầu tiên của hiệu trưởng mới. Khi đi kiểm tra quanh trường, ông nghe những tiếng náo loạn từ một phòng học. Ông bước vào và phát hiện ra có một cậu trai, cao hơn hẳn những cậu khác, có vẻ như đang làm ồn nhất. Ông chộp lấy cậu, kéo vào một phòng trống và bắt úp mặt vào tường. Trở về phòng học, ông thuyết giảng chừng nửa giờ về sự quan trọng của tư cách đạo đức. Cuối cùng ông hỏi:
- Bây giờ có câu hỏi gì không?
Một cô bé rụt rè đứng lên:
- Thưa hiệu trưởng, chừng nào thì thầy giáo của tụi em mới được tha?
@@
Cười không hãm nổi
Sưu tầm
Loạt bài tả người:
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất khoẻ, lại còn biết trông nhà.
Đề: Tả đôi mắt của ông.
"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!
Đề: Tả bác nông dân đang cày ruộng.
Bác nông dân đang cày trên ruộng, bác mặc bộ quần áo ghi rất đẹp, chân bác đi đôi dép quai hậu và miệng hô vắt vào.
Đề: Em hãy tả bạn em.
"Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình...".
Lời nhận xét : điệp ngữ đây, điệp ngữ đây!
Đề: Tả bác hàng xóm.
Bên cạnh nhà em có bác tên là Sẵn, ngày ngày bác ra đồng đi cày ruộng, con trâu đi trước bác đi theo sau. Mỗi lần bác kêu tắc tắc là con trâu lại đi qua bên phải qua bên trái trông thật vui mắt. Khi bác đưa cây roi lên đánh vào mông chú trâu thì ếch nhái hai bên bờ ruộng kêu inh ỏi.
Đề: "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em".
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
Lời nhận xét: Học sinh đang "tả thực".
Đề: Tả bác thợ rèn.
Gần nhà em có một xưởng rèn. Hàng ngày đi học qua, em thấy một bác thợ rèn lực lưỡng, bác cầm cây búa lớn, hai tay bác cuồn cuộn, mỗi lần quai búa bác chồm lên chồm xuống như con chó dữ.
Đề: Tả cô giáo em.
"Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám.
Một bài yêu cầu tả cô giáo khác.
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Lời nhận xét: Đây là một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt làm toán đi ·
Loạt bài tả cảnh:
Đề: Tả con đường đến trường.
Con đường từ nhà em đến trường rất đẹp, hai bên là những cánh đồng lúa xanh ngát rộng mênh mông, đi tiếp sẽ gặp cây đa cổ kính và cái giếng làng cổ thụ.
Đề: Tả về một chuyến về quê.
Hồi em còn bé, bố mẹ em cho em về thăm quê ngoại, em thích vô cùng. Cái cổng nhà bà em không phải làm bằng sắt như trên thành phố mà trụ cổng được làm bằng 2 cây tre cắm đầu vào nhau, cánh cổng được đan bằng tre và vài thứ lằng nhằng khác mà em không biết.
Đề: Tả cây cau.
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây cau, cây cau cao khoảng 90 phân, cây thường tỏa bóng mát cho bọn em vui chơi, lá cây câu xù xì như lá phượng. Em rất yêu cây cau.
Đề: Tả con đường làng.
Xa xa con đường có bác nông dân tay dắt cày, vai vác trâu đang từ từ tiến về đầu làng.
Đề: Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Đề: Hãy tả một buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, cả nhà em quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Ăn xong, chị em đi rửa bát, mẹ giặt quần áo, bố xem tivi, còn em thì đọc truyện tranh. Bỗng nhiên mất điện. Bố bảo: "Thôi, mất điện rồi, cả nhà đi ngủ".
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Nhà bà ngoại em có trồng một cây dưa hấu. Lá cây xanh thẫm diệu kỳ. Thân cây rất to, 5 người ôm không xuể.
Vài bài miêu tả độc chiêu khác:
Đề: Phân tích tâm trạng chị Dậu.
Khi phải bán cái Tý đi, chị Dậu đứt từng khúc ruột non ruột già.
Đề: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều.
Bài làm của một bạn học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). Ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá!".
Đề: Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
Cười "té ghế" vì tuyệt chiêu tả quá "cao thủ" của học trò
Sưu tầm
Đề: Em hãy tả một đồ vật trong gia đình.
Nhà em có một cái bàn gỗ, trước có 4 chân, sau bị gãy 1 chân nên bố em buộc một đoạn ống nước nhựa vào thay thế. Nó không tự đứng được mà phải dựa vào tường.
Đề: Tả loài chim biết bay mà em biết.
Nhà em có nuôi một chú chim cánh cụt. Chú cao khoảng 1m và nặng khoảng 10kg. Hằng ngày mẹ em nhốt chú vào 1 cái lồng và sáng nào mẹ cũng mở lồng để cho chú bay đi kiếm mồi
Đề: Tả cây đàn bầu.
Đàn bầu là đàn có một dây. Dây bầu nằm trong ruột bầu, ruột bầu để mẹ em nấu canh chua
Đề: Tả con vật nuôi trong nhà.
Con lợn nhà em nó to bằng con heo. Thân hình nó to như một cái xô. Hai mắt lợn long lanh như hai hạt nhãn. Tai nó như hai quyển vở mở ra. Mỗi khi em cho nó ăn, nó vẫy đuôi như chó mừng chủ.
Đề: Tả chiếc áo khoác.
Hôm qua mẹ mua cho em một chiếc áo khoác mới. Ống tay của nó to bằng ống bô xe máy của bố em.
Đề: Tả con mèo.
Bà nội em có một con mèo, lông nó màu vàng óng, hai mắt như hai hột mít, đầu nó to bằng cái lon sữa bò.
Đề: Tả con lợn.
Nhà em có nuôi một con lợn mới hai tuần tuổi. Nó nặng hai kilogam. Tai nó to bằng lá đa, đầu to bằng quả bưởi. Mỗi khi ăn no bụng nó sệt xuống đất.
Đề: Tả con gà.
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Đề bài khác yêu cầu tả con gà:
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái ".
"Nhà em có nuôi một chú gà trống. Chú khoác trên mình bộ váy sặc sỡ. Sáng nào chú cũng dậy sớm chạy ra sân và kêu cục ta cục tác để dụ đám gà mái. Em rất yêu quý chú vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán."
Một học sinh khác lại viết: "Con gà nhà em có một chiếc đuôi rất đẹp. Phần cao nhất của đuôi màu nâu sậm, phía dưới lại có màu xanh nước biển, tiếp đó là màu đồng và phần cuối cùng là màu đỏ. Còn mỏ của chú gà to như lá trấu, đôi cánh lại ngắn củn và vàng ruộm."
Thày giáo phê: "Có vẻ chú gà này một nửa giống gà trong tranh Đông Hồ, một nửa giống gà luộc trên đĩa?"
Đề: Tả con lợn nhà em:
"Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các - tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
+ Lời nhận xét: Học sinh thời nay, phải chăng chưa nhìn thấy con lợn bao giờ?
Đề: Tả con chó nhà em:
"Nhà em có nuôi một con chó Béc-giê to. Nó đã lập được một chiến công hiển hách. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, nó lao vọt sang nhà hàng xóm, lúc quay về, đầu nó lắc lư, tai vẫy ra vẻ rất kiêu hãnh. Thì ra, nó đã tha về đặt giữa nhà một thằng trộm."